Với kinh nghiệm 20 năm trong nghề đào tạo sửa xe ông Phạm Tuệ phân tích không chỉ làm giảm công suất, tiêu tốn nhiên liệu, trạng thái vận hành của chế hòa khí còn in dấu ấn trên bu-gi.
Trong thời kỳ sơ khai, chế hòa khí chỉ gồm một mạch xăng chính đáp ứng xăng cho buồng cháy theo vận tốc dòng khí. Để đáp ứng tốt hơn các chế độ làm việc khác nhau (khởi động, có tải tốc độ thấp, có tải ở tốc độ cao, ...) đặc biệt để tiết kiệm nhiên liệu và khí thải sạch hơn người ta bổ sung thêm một số mạch cấp nhiên liệu khác như: mạch khởi động, mạch xăng phụ, mạch tăng tốc.
Dấu hiệu điều chỉnh chế hòa khí
Anh Đỗ Xuân Hưng, thợ sửa xe nhiều năm cho biết, nếu xe không bốc hoặc chạy hao xăng, thì đó là lúc chế hòa khí cần được kiểm tra và điều chỉnh. Sau thời gian dài sử dụng các gic-lơ có thể bị mòn. Xăng phẩm chất kém, để lâu ngày đóng cặn cũng có thể làm tắc gic-lơ.
Chỉnh vít gió về giữa vị trí A (lúc động cơ bắt đầu chạy ổn định) và vị trị B (động cơ rồ ga lớn nhất).
Với kinh nghiệm 20 năm trong nghề đào tạo sửa xe ông Phạm Tuệ phân tích không chỉ làm giảm công suất, tiêu tốn nhiên liệu, trạng thái vận hành của chế hòa khí còn in dấu ấn trên bu-gi. Nếu bu-gi khô, màu trắng có nghĩa rằng hỗn hợp cháy đang nghèo xăng. Nhiên liệu ít, hỗn hợp khó cháy, thời gian cháy kéo dài. Động cơ không đạt hiệu suất tốt, máy nóng, có thể kèm theo hiện tượng cháy rớt (xuất hiện tiếng nổ bụp! Bụp!.. Trên đường xả).
Bu-gi có nhiều muội đen khô bám lại, có thể lau sạch, thì đó là dấu hiệu khi hỗn hợp thừa nhiên liệu, hoặc sử dụng bu-gi không đúng loại.
Chuẩn bị trước khi điều chỉnh
Để việc điều chỉnh mang lại chế độ tốt nhất, người thực hiện cần kiểm tra lại chế hóa khí. Chế hòa khí bẩn, lâu ngày không bảo dưỡng thì cần vệ sinh, kiểm tra khe hở gic-lơ.
Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm tới lọc gió. Nếu lọc gió tắc, động cơ luôn làm việc trong tình trạng thiếu khí, nên rất yếu và tốn xăng. Lọc gió màng giấy khô cho phép vệ sinh nhiều lần, nhưng tuổi thọ không kéo dài quá 12.000 km. Loại màng giấy tẩm dầu bám bụi tốt nhưng cấm chỉ định vệ sinh, chu kỳ thay từ 8.000 - 16.000 km tùy loại xe và điều kiện sử dụng.
Các bước thực hiện
Tùy vào hãng sản xuất mà kết cấu chế hòa khí có thể khác nhau, nhưng tựu chung lại chúng đều có 2 vít điều chỉnh (ga-lăng-ti và gió). Vít ga-lăng-ti nằm ngay dưới trụ ga, còn lại là vít gió.
Dựng chân trống giữa để xăng trong bình xăng con ngang bằng. Dùng tua-vít vặn cả vít ga-lăng-ti, vít gió theo chiều kim đồng hồ cho đến khi cứng tay.
Nới lỏng vít ga-lăng-ti khoảng 1,5 - 2 vòng. Nổ máy khoảng 5 - 10 phút để làm nóng. Nếu cần có thể thêm ga để duy trì hoạt động.
Về kịch ga, động cơ có thể nổ "Bụp! Bụp!" và lịm dần, lúc này nhanh chóng nới dần vít gió. Xác định vị trí vặn vít khi động cơ bắt đầu nổ đều, ổn đinh (vị trí A). Tiếp tục nới vít gió, động cơ sẽ nổ mạnh hơn, đạt tiếng nổ to nhất khi ví gió ở vị trí B. Đưa vít gió về chính giữa điểm A và B vừa xác định.
Điều chỉnh lại vít ga-lăng-ti cho đến khi động cơ nổ đều, ổn định. Với các dòng xe số của Honda, chế độ này đạt được khi tốc độ vòng tua máy trong khoảng 1.200 - 1.400 vòng/phút, còn với xe tay ga là 1.600 - 1.800 vòng/phút.
Tag: sửa xe tay ga, phụ tùng xe số
Vòng tua máy thấp thường khiến động cơ không ổn định, khó khởi động. Bơm dầu yếu, các điểm xa nhất trong hệ thống bôi trơn có thể không nhận được dầu đầy đủ, dẫn đến hiện tượng cháy máy.
Vòng tua máy cao có thể khiến xe tiêu tôn nhiều xăng ở chế độ ga-lăng-ti, hoặc chế độ có tải tốc độ thấp.